Sống mãi những bài thơ viết về thương binh, liệt sĩ

24/08/2022 00:00
971

ĐOÀN MẠNH TIẾN


Bảy mươi lăm năm qua, đề tài thương binh, liệt sĩ đã trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ, để các nhà thơ viết nên những vần thơ đầy ấn tượng, cho đến hôm nay những vần thơ ấy vẫn còn sống mãi, bất chấp sự tàn phá của thờigian.

   Viết về đề tài thương binh, liệt sĩ. Bài Bàn chân thầy giáo”của nhà thơ Trần Đăng Khoa là một trong những bài đượcnhiều bạn đọc ưa thích.Mở đầu là hình ảnh đầy cảm động: "Thầy ngồi trên ghế giảng bài/ Xếp cạnh bàn đôi nạng gỗ/ Một bàn chân đâu rồi/ Chúng em không rõ". Rồi tác giả hồi tưởng, nhớ về quá khứ: "Sáng nào bom Mỹ dội/ Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi/ Thầy cầm súng ra đi/ Bài tập đọc dạy chúng em dang dở". Tiếp đó là những câu thơ tả thực khiến bao người đọc nghẹn ngào: "Năm nay thầy trở về/Nụ cười vẫn nguyên vẹn như xưa/ NHƯNG MỘT BÀN CHÂN KHÔNG CÒN NỮA!". Ba câu thơ này làm taxúcđộng, nghẹn ngào bởi sự đối lập giữa nguyên vẹn nụ cười và cái khiếm khuyết của cơ thể("Bàn chân không còn nữa"). Sau chiến tranh, thầy đã trở lại trường, vẫn là người thầy thuở trước với nụ cười hiền hậu, thân thuộc nhưng kẻ thù đã vĩnh viễn cướp đi của thầy một bàn chân. Nghe có cái gì đó đầy thương cảm trong những câu thơ chở nặng tình thương của những người học trò trước mất mát không thể gì bù đắp: “Ôi bàn chân! In lên cổng trường những chiều giá buốt/ In lên cng trường những đêm mưa dầm/ Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo!". Hình ảnh những vết chân tròn in dấu lên cổng trường những chiều giá buốt, những đêm mưa dầm thật là xúc động. Và đến đây, những câu thơ của Trần Đăng Khoa bỗng giàu chất suy tư. Từ cái khiếm khuyết trên một phần cơ thể người thầy, tác giả liên hệ đến cái chưa hoàn hảo của đời mình, đây cũng là tấm lòng của nhà thơ cúi mình trước sự hy sinh và cống hiến của những người thầy giáo đã từng khoác áo lính. Tấm lòng,tâmhồn người thầy chính là gương sáng cho chúng ta soi mình vào đó, nhìn nhận lại     mình,tựthanh lọc tâm hồn để sống tốt hơn,hoàn thiệnhơn, hoàn hảo hơn - Những câu thơ đầy day dứt ám ảnh, băn khoăn, trăn trở: "Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo/ Như NHẬN RA CÁI CHƯA HOÀN HẢO CỦA CẢ cuộcĐỜI MÌNH."Bànchân thầy không còn nữa"- đó chính là chứng tích của những hy sinhmất mát giữa chiến trường đạn bom ác liệt, cũng là hiện thân cho tấm lòng yêu nghề, yêutrẻ của thầy.Đến đây, nhà thơ phát huy cao độ trí tưởng tượng:"Bàn chân thầy gửi lại Khe Sanh/ Hay Tây Ninh, Đồng Tháp?/ Bàn chân đạp xuống đầu là giặc/ Cho lẽ sống làm người/ Em lắng nghe thầy giảng từng lời/ Nghe thầm vọng bàn chân đi đánh Mỹ/ Nghe âm vang tiếng gọi của chiến trường/ Em sẽ đi suốt chiều sâu đất nước/ THEO NHỮNG DẤU CHÂN NGƯỜI THẦY NĂM TRƯỚC". Qua những câu thơ trên, tác giả làm hiện lên sống động trước mặt người đọc hình ảnh chiến trường đạn bom khói lửa và hình ảnh hiên ngang, dũng cảm của người thầy với bàn chân đạp xuống đầu lũ giặc, bàn chân xông pha trận mạc góp phần cùng đồng đội làm nên chiến thắng. Và Trần Đăng Khoa kết thúc bài thơ: “Và bàn chân thầy, bàn chân đã mất/ VẪN DẪN CHÚNG EM ĐI TRỌN VẸN CUỘC ĐỜI”. Bàn chân người thầy giáo thương binh tuy không còn hiện hữu trên đời nhưng lại đem đến cho các em học sinh bài học làm người, bài học về lòng yêu thương, dũng cảm, bài học về đức hy sinh. Trong hai câu kết này, sự đối lập giữa CÁI ĐÃ MẤT VÀ CÁI TRỌN VẸN đã làm đóng lại những cảm xúc nồng ấm và tạo nên sức ám ảnh của bài thơ. Bàn chân của thầy đã mất nhưng vẫn dẫn chúng em đi trọn vẹn cuộc đời, kì diệu thay!

   Cũng viết về bàn chân người thương binh nhưng tác giả Thi Năng lại thể hiện ở góc độ khác. Những câu thơ nghe hào sảng, dõng dạc đầy chất ca ngợi, tôn vinh:"Dấu chân tròn in trên mặt đất/ Người thương binh đi giữa quê hương/ Sau chiến tranh người còn kẻ mất/ Bàn chân anh nằm lại chiến trường/ Anh hy sinh một phần thân thể/ Cho non sông rạng rỡ tương lai/ Thỏa chí trai dời non lấp bể/ Nào tiếc chi một mảnh hình hài/ Anh bước trên đường quê rộng mở/ Bình minh tỏa sáng đất hùng anh/ Dưới cờ sao hồng tươi rực rỡ/ Sống tự do, độc lập/ hòa bình"(Anh thương binh). Sau chiến tranh, người thương binh đã trở về. Nhưng nếu Tổquốc cần, họ sẵn sàng ra trận lần nữa - "Còn đau đớn nào hơn/ Nếu còn quân xâm lược?/ Còn tủi nhục nào hơn/ Phải cúi đầu nô lệ/ Tổ quốc yêu thương ơi!/ Mười năm đi bộ đội/ TÔI CÒN MỘT CÁNH TAY/ NẾU CẦN XIN CỨ GỌI") (Lê Nam - Nếu Tổ Quốc cần xin cứ gọi).

   Trên đây, chúng ta đã nói về đề tài thương binh trong thơ. Còn đối với đề tài liệt sĩ, một trong những bài thơ gây ấn tượng đối với độc giả là bài Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân nói về sự hy sinh anh dũng của người lính ở sân bay Tân Sơn Nhất:“Anh ngãxuống đường băng Tân Sơn Nhất/ Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng/ Và anh chết trong khi đang đứng bắn/ Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng". Bài thơ này là bản thông điệp về sức mạnh vô biên của người liệt sỹ, cái chết của anh đã làm quân thù khiếp sợ:"Chợt thấy anh, giặc hoảng hốt xin hàng/ Có thằng sụp dưới chân anh tránh đạn /Bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm/ Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tấn công". Tác giả đã vẽ lên bức tranh hùng tráng về người liệt sỹ, khí thế tiến công giặc Mỹ, tinh thần lạc quan cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn, người liệt sĩ khi hy sinh đã tạo nênDÁNG ĐỨNG VIỆT NAM, đó cũng chính là tượng đài của Tổ quốc Việt Nam anh hùng.Anh bộ đội hy sinh dù không để lại "một tấm hình hay một dòng địa chỉ" cho riêng mình,nhưngngười liệt sĩ ấy mãi mãi là bức tượng đồng được tôn vinh, gìn giữ và ghinhận những giá trị vĩnh hằng của dân tộc Việt Nam. Người liệt sĩ được nâng lên thành hình tượng cao cả, vĩ đại, tượng trưng cho vẻ đẹp của dân tộc, của thời đại. “Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ/ Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường/ CHỈ ĐỂ LẠI CÁI DÁNG ĐỨNG VIỆT NAM TẠC VÀO THẾ KỈ/ Anh là chiến sỹ giải phóng quân/ TÊN ANH ĐÃ THÀNH TÊN ĐẤT NƯỚC". Sự hy sinh anh dũng, thanh cao và thầm lặng của người liệt sĩ đã làm cho anh trở thành hình tượng bất tử, có sức sống mãnh liệt, sức lan tỏa rộng lớn mang tính thời đại sâu sắc. Anh là biểu tượng cho đất nước, cho dân tộc, tỏa sáng đến mai sau. Bài thơ khép lại bằng hình ảnh: "Ôi anh giải phóng quân!/ Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất/ TỔ QUỐC BAY LÊN BÁT NGÁT MÙA XUÂN". Những hình ảnh này đã mở ra một chân trời mới tràn ngập niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai rạng rỡ của dân tộc Việt Nam. Như vậy, hình tượng người liệt sĩ hy sinh mang tầm vóc kỳ vĩ, mang tính sử thi rất rõ.

   Còn trong bài Nấm mộ và cây trm. Nguyễn Đức Mậu diễn tả một cách chi tiết, cụ thể về cái phút hy sinh của người liệt sĩ: "Cái chết bay ra từ nòng súng quân thù/ Nhận cái chết cho đồng đội sống/ Ngực chặn lỗ châu mai, Hùng đứng thẳng/ Đồng đội xông lên nhìn rõ Hùng cười/ Tay Hùng còn vung lựu đạn ngang trời/ Khẩu tiểu liên vẫn choàng trước ngực/ Vành mũi lá sen cổn trong lửa táp/ Nhìn nụ cười mình biết Hùng vui". Đó là cái chết lạc quan của người chiến thắng. Những câu thơ của Nguyễn Đức Mậu đã bộc lộ trực tiếp những cảm xúc của tác giả. Những cảm xúc này đã tạo nên trạng thái rung động thực sự, những hình ảnh, những kỷ niệm với người liệt sĩ cứ bay lượn đi về, đầy cảm phục, tiếc thương. Cảm xúc đã trở thành nhân tố chủ yếu, nhiều hình ảnh có sức gợi cảm mạnh mẽ khi nó kết tinh được nhiều kỷ niệm gắn bó với người liệt sĩ: "Hùng ơi! Mai gió mùa Đông Bắc/ Võng bạt canh khuya lại nhớ Hùng/ Nhớ khi hai đứa xong phiên gác/ Bao gạo gối đầu chăn đắp chung/ Nhớ khi mình ốm giữa rừng /Vị thuốc Hùng tìm qua ba trái núi/ Quả khế rừng nấu con cá suối/ Thương mình, Hùng hóa trẻ đi câu". Và tác giả đã thốt lên những câu thơ như những tình cảm không thể nén lại được làm người đọc rưng rưng nước mắt: "Chúng mình có ở cách xa nhau đâu?/ MỘT THƯỚC ĐẤT SAO HÙNG KHÔNG NGHE MÌNH GỌI?/ Một thước đất hóa khoảng trờivời vợi/ Từ nay mình thương nhớ Hùng hơn xưa".

   Viết về những bài thơ về thương binh liệt sĩ, không thể không nói đến bài thơ Núi Đôi của Vũ Cao. Trong bài thơ, tình yêu của người con trai và người con gái gắn với tình yêu quê hương, đất nước. Người con trai ra trận, ngày ngừng bắn anh trở về thăm quê thì được tin người yêu mình - cô gái du kích đã ngã xuống trên mảnh đất này, đã thành liệt sĩ:“Mới đến đầu ao, tin sét đánh/ Giặc giết em rồi dưới gốc thông". Kẻ thù đã giết người yêu của anh giết chết hạnh phúc lứa đôi của anh. Biết bao bàng hoàng, đau đớn đến vào lúc anh trở về thăm quê, lúc náo nức, hy vọng nhất. Trong bài thơ "Quê hương" Giang Nam cũng đã diễn tả tâm trạng, nỗi lòng người con trai lúc ấy: “Hôm nay nhận được tin em/ Không tin được dù đó là sự thật/ Giặc giết em rồi quăng mất xác/ Chỉ vì em là du kích em ơi!/ Đau xé lòng anh, chếtnửa con người!”. Trong bài thơ Núi Đôi, người trai cũng bàng hoàng, thảng thốt khi được tin người yêu mất. Nhưng anh bộ đội đã không hề gục ngã. Cái chết của người yêu tuy có làm anh đau đớn nhưng anh vẫn tự hào, kiêu hãnh về cô gái, về người liệt sĩ bởi vì cho đến phút cuối đời mình, cô gái vẫn giữ được phẩm chất cao quý: trung thành, chung thủy: “Nửa đêm bộ đội vây đồn Thứa/ EM SỐNG TRUNG THÀNH, CHẾT THỦY CHUNG". Câu thơ này đã chứa đựng sự tôn vinh, ngưỡng mộ và kính phục. Trước nỗi đau ấy, anh không cúi mặt mà ngước nhìn lên một cách kiêu hãnh: "Anh NGƯỚC NHÌN LÊN hai dốc núi/ Hàng thông, bờ cỏ, con đường quen". Ngước và nhìn lên tự hào về những kỷ niệm với người đã mất. Tám câu thơ cuối cùng đã nói lên tấm lòng của người lính, của mọi người dân đối với sự hy sinh của người liệt sỹ: "Ai viết tên em thành liệt sỹ / Bên những hàng bia trắng giữa đồng/ Nhớ thương, anh gọi em: Đồng chí"/ Một tấm lòng trong vạn tấm lòng/ Anh đi bộ đội sao trên mũ/ Mãi mãi là sao sáng dẫn đường/EM SẼ LÀ HOA TRÊN ĐỈNH NÚI/ BỐN MÙA THƠM MÃI CÁNH HOA THƠM".

   Trong một bài viết nhỏ, không thể nói hết những câu thơ về thương binh liệt sĩ. Xin được kết thúc bài này bằng bài thơ: Viếng mộ người liệt sỹ của Nguyễn Quang Tuyên: “Hôm nay về viếng nghĩa trang/ Cúi đầu đứng trước những hàng mộ xanh/ Rưng rưng đứng trước mộ anh/ Nén nhang hương tỏa nghiêng mình thành tâm/ Anh nằm ở giữa lòng dân/Quê hương đất mẹ ôm anh trọn đời".