Tình anh và em

18/10/2023 00:00
254

Kịch ngắn: ĐĂNG THUẬN


NHÂN VẬT:

Ông Hùng (54 tuổi):  Chủ cửa hàng mua bán.
Ông Dũng: Em ruột ông Hùng – Chạy xe ba gác.
Bà Tình (52 tuổi): Vợ ông Hùng.
Nghĩa (32 tuổi): Con ruột ông Hùng.
Tình (30 tuổi): Con ruột ông Dũng.
Yến (27 tuổi): Điều dưỡng bệnh viện.

   Cảnh trí: Nhà ông Hùng, mua bán hàng tạp hóa, bên trong có bàn thờ tổ tiên, bàn ghế salon sang trọng, trên bàn thờ bày biện các thứ để giỗ mẹ. Ông Dũng, trang phục ba gác nghèo nàn, tay xách hoa quả cùng Tình vào nhà đơm lên bàn cúng mẹ.

Ông Dũng: (gọi) Anh hai, anh hai….. (đến bàn thờ) – hôm nay ngày giỗ mẹ, gia đình con còn khó khổ, con mua ít hoa quả để đơm cúng mẹ, cầu cho mẹ sớm siêu thoát về cõi trên phù hộ các con thương yêu làm ăn phát đạt….

Ông Hùng: (vào) – Tôi nói với chú rồi, nhớ ngày đến thắp nhang cho mẹ là được rồi!....

Bà Tính: (Thái độ bực tức) – Trời ơi! Các thứ cúng mẹ tôi vừa đơm, ông nhà tôi chưa vái, chú vái trước, chú vô lễ quá!!!

Ông Dũng: Em tưởng anh Hai vái rồi! 

Bà Tính: Vái hồi nào…. vái hồi nào??? Đây là nhà tôi, sao chú mất lịch sự quá vậy… (lấy hoa quả của ông Dũng…) tôi nói rồi mà, chú có muốn cúng ai thì ở nhà chú mà cúng, còn ở đây là nhà tôi… chú hiểu chưa ? 

Ông Hùng: Chuyện cúng ông bà cha mẹ là ở lòng con cái, chú nó đến cúng mẹ mà bà nói vậy là không đúng đâu !...

Bà Tính: Sao không đúng? Nè, tôi thông báo cho chú biết lô đất bên hông nhà tạm thời cho thằng Tình sử dụng sửa xe, hết tháng này tôi lấy lại cho người khác thuê, cha con chú tìm chỗ khác mà sửa xe !!! 

Tình: Nhưng bác hai đồng ý cho con mượn mở tiệm mà.

Bà Tính: Không Bác cháu gì hết, giờ tao cần cho thuê đất mày điếc hả? 

Tình: Con không đi đâu hết, khi nào bác hai bảo thì con mới nghe. 

Bà Tính: Ông Hùng, ông nghe gì không, ông nói đi ! … tháng tới là tui cho thuê đất đó.

Ông Hùng: Thì từ từ, bà làm gì dữ vậy ! Tình bác hai tính cho tiền … con đi mướn lô đất khác làm nghen con.

Tình: Con không đi đâu hết, đất này là của tổ tiên, con cũng có phần! 

Bà Tính: Phần gì, phần con khỉ, mày mà không dọn đi, tao sẽ thuê xã hội đen tới dọn giùm cho, mày biết xã hội đen chưa? 

Tình: Nếu vậy để con tính lại.

Bà Tính: Ừ, phải ngoan ngoãn vậy chứ!

Tình: Con đi đón anh Nghĩa về đây giải quyết! 

Bà Tính: Khỏi cần, con tao nó đi Taxi về chứ chẳng cần gì mày đón …Xí ! … Tưởng gì. 

Ông Dũng: (uất nghẹn) …Anh hai! Em biết khi cha mẹ mất, mẹ có nói để lại nhà tự cấp 4 xuống cấp cho em ở, còn anh ở nhà đất vườn hơn một mẫu rưỡi. Khi nhà nước mở tuyến đường Đại Ninh, đất này lên giá, anh nâng lên hơn chục lô đất thổ cư, con em xin tạm trú một khúc đất để hành nghề sửa xe… anh đồng ý vậy mà chị nay đuổi mai đuổi cháu… em không biết tính sao nữa… gia đình em còn khó khổ mà anh hai ! …

Bà Tính: Không biết cách làm ăn, chú khổ tại chú gắn bó với chiếc xe ba gác cũ kỹ …

Ông Hùng: Mỗi gia đình mỗi cảnh, bà không được nói vậy.

Bà Tính: Nói cái gì mấy lô đất đó, vợ chồng tôi gìn giữ làm sổ đỏ đàng hoàng , còn nhà chú đang ở là nhà thờ nếu có bán thì chia đều.

Ông Dũng: Chị hai, anh hai (chỉ vào trong) … con chó nhà anh chị đẻ 6 con, cùng bú bầu sữa mẹ, 2 con chó kia cứng cáp đang nhường sữa mẹ cho 4 con yếu hơn đang bú sữa, chó con mà cũng biết nhường nhịn huống hồ.

Ông Hùng: Đúng! Hai con chó kia đứng nhìn, thái độ vui vẻ bằng lòng … nghĩ lại tôi thấy hai anh em mình… (ngập ngừng

Bà Tính: Chó khác, người khác, đừng đem chó ra ám chỉ người.

Ông Dũng: Chị hai, con người và chó đều là động vật, con người hơn chó ở chỗ cái đầu có lý trí, biết dòng họ, bà con ruột thịt, thương yêu đùm bọc nhau trong cuộc sống…chứ không phải như ….!!!.

Bà Tính: Như gì ? Như con vật phải không ? Chú ba! Chú chưởi tôi đó hả? Chú miệt thị tôi hả …??? Tôi yêu cầu chú bước ra khỏi nhà tôi !!! (ông Hùng xử lý ấp úng, thái độ sợ vợ kéo tay Dũng lại).

Ông Hùng: Thôi em nhịn bà đi bà nóng nói lung tung vô thắp nhang mẹ đi em.

Ông Dũng: Anh chị có tiền cúng mẹ đầy đủ, em nghèo em cũng có đơm cúng vật thể đơn giản miễn là nhớ thương mẹ là được rồi, thôi xin phép anh chị tôi về…

Nghĩa: (và Tình vào trên chiếc xe đạp) Không chú Dũng ở lại uống với ba con một ly rượu ngày giỗ bà nội, nghe con hát bài Thương một người dưng (Nhạc trỗi Nghĩa và Tình cùng hát) Anh em một mẹ một cha, thương yêu không hết sao hoài đá nhau (hát 2 lần

Bà Tính: Nghĩa, con trai cưng của mẹ, sao về không điện thoại để ba mẹ ra đón, chứ đi cái xe đạp cũ kỹ này sao xứng với con trai của mẹ.

Nghĩa: Mẹ thương con cái gì cũng được, chỉ có một cái là không được. 

Bà Tính: Việc gì vậy con? 

Nghĩa: Mẹ có mới nới cũ, khi giàu có thì quên lúc cơ hàn. Mẹ có biết không? Chiếc xe đạp này tuy cũ kỹ nhưng là kỷ niệm luôn thắm đượm tình cảm anh em chúng con, hai anh em con đã đi trên chiếc xe này 7 năm về trước, cho đến lúc tốt nghiệp trung học phổ thông. Con có điều kiện lên Sài Gòn học đại học, còn thằng Tình phải ở nhà đi học nghề sửa xe, gia đình chú ba chật vật, vậy mà mẹ còn đuổi nó đi nơi khác sửa xe … Tiền đâu nó thuê đất, trong khi đất nhà mình sử dụng không hết…! Bán hai lô rồi ! …

Bà Tính: Con à! Thằng Tình sửa xe, mẹ lấy lại để liền kề 5 lô cho người ta thuê làm nhà hàng, nhà nghỉ … Sau này đều là tài sản của con đồ sộ, kệ sù chuyện cũ cho qua mà hãy nghĩ tới tương lai mẹ phải lo cơ ngơi sự nghiệp cho con sau này chứ ! 

Ông Hùng: Nếu chuyện cũ gia đình mình không tốt thì chuyện mới tốt làm sao được chứ ? 

Tình: Bác hai nói đúng, nếu ngày xưa trong gia tộc mình không xử lý tốt thì bác hai không còn sống với bác hai gái đến ngày hôm nay đâu.

Bà Tính: Ông hai, thằng Tình nó trù ẻo cho ông chết!!! … tâm địa xấu xa. 

Ông Hùng: Thiệt mà người ta nói khi thương thì chuyện xấu cũng cho là tốt, khi ghét thì chuyện tốt cũng cho là xấu, tôi chịu không nổi cái tính siêng xẹo của bà, tôi đi tìm bằng chứng đây.

Tình: Dạ! Con xin kể chuyện ngày xưa khi bác hai trai bị tai nạn giao thông máu chảy nhiều kiệt sức chú Dũng…

Tắt đèn (phục hiện cảnh ở bệnh viện … tấm màn kéo qua, ông Hùng nằm thở ô – xy, đang truyền máu, Yến – điều dưỡng, trực chăm sóc bệnh …)

Ông Hùng: Cô gì ơi! Tôi bớt bệnh chưa vậy? 

Yến: Chú đỡ nhiều rồi, lúc cấp cứu chú mất quá nhiều máu, may mà có người cho máu kịp thời.

Ông Hùng: Ai cho máu vậy cô? 

Yến: Ông ấy còn đưa 3 người nhóm máu B vào cho mới đủ máu cứu chú đó! 

Ông Hùng: Cô cố gắng nhớ lại người đó, vóc dáng, mắt mũi ra sao… để tôi biết người ấy …Á! Tui còn đau, thằng chết tiệt nó chạy xe nhanh quá … may mà chưa động tới sọ não…

(có tiếng động bên ngoài … Anh hai, anh hai đỡ chưa cho tôi vào thăm anh tôi …) 

Yến: Tiếng của người cho máu đó chú à! 

Ông Hùng: Sao giống tiếng thằng ba Dũng???

Yến: Ba Dũng nào? 

Ông Hùng: Em ruột tôi đó ! Nó dễ thương hiền lành lắm! 

Yến: Ông ấy là người cõng chú đưa vào bệnh viện cấp cứu đó! 

Ông Hùng: Dũng! Nó cứu tôi !... cô, cô ơi ! Cho nó vào thăm tôi đi!

Yến: Cháu mời đây.

Ông Dũng: Sao rồi hả cô? Anh hai tôi khỏe lại chưa? 

Yến: Dạ ! Khỏe rồi! Chú làm cháu xúc động lắm! Thiếu máu là có chú ngay, đúng là tình anh em.  

Ông Dũng: Anh tôi mà! Kể cả người lạ mình cũng phải giúp

Yến: Chú vào thăm đi, nhớ là nói nhỏ nha! Không la làng như hôm cấp cứu nghen.

Ông Dũng: Cảm ơn cô! …anh hai, anh hai! 

Ông Hùng: Ba Dũng! Những gì em làm …anh xúc động quá anh biết ơn em nhiều lắm ! …tình anh em ruột thịt chúng mình trân trọng khắc sâu giữ gìn mãi mãi …! 

Ông Dũng: Anh em mình với nhau mà anh hai ! Không phải chỗ anh hai, hôm trước em cũng đưa một người trọng thương vào viện như anh, tình người mà anh hai.

Ông Hùng: Em của tôi tốt quá, có tấm lòng thương người (hai anh em ôm nhau

(Trở lại cảnh nhà ông Hùng) 

Nghĩa: Mẹ có xúc động câu chuyện không? Tình thương của chú Dũng dành cho ba con như thế. Nếu như chú không kịp kêu gọi bạn bè cho máu cứu ba thì làm sao ba sống với mẹ hạnh phúc tới bây giờ !...

Ông Hùng: Nếu không có chú nó góp phần cứu tôi, thì giờ này tôi ra tro rồi, đâu còn tôi để bà cằn nhằn như bây giờ.

Nghĩa: Mẹ à! Mẹ cho con ăn học giỏi cái chữ để đối nhân xử thế. Con học môn công dân lịch sử con mới biết Bác Hồ đã dạy chúng ta học thành người để lo cho dân cho nước, lo cho người nghèo thoát khỏi cảnh lầm than cơ cực, chăm lo gia đình ấm no hạnh phúc, các thành viên trong gia đình, tộc họ đoàn kết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau vươn lên khá giả xứng đáng là danh hiệu gia đình tộc họ có văn hóa, đồng thời thương yêu san sẻ giúp đỡ người khác nhất là trong làng xóm người người nhà nhà có cuộc sống tốt đẹp an khang thịnh vượng.

Ông Hùng: Hay hay cho con ăn học mới hiểu biết nhiều trong cuộc sống, biết tình biết nghĩa, hiếu nhân bà nghe thấy sao? 

(Bà Tính chuyển trạng thái xúc động, ông Hùng tới nhắt chân đèn lên lấy tờ di chúc của mẹ để lại đưa cho bà Tính đọc…. tiếng vọng bên trong – lời của mẹ …) 
- Mẹ sinh ra hai đứa con Hùng, Dũng, thằng Dũng thì hiền từ, không lanh lợi bằng con, nếu sau này nó có khổ con nhớ giúp đỡ em con làm ăn theo kịp với người ta. Nó khổ mẹ cũng buồn, Mẹ của hai con. 

Ông Hùng, ông Dũng: Mẹ! …

Tình: (đến bàn thờ vái …) – Hôm nay là ngày giỗ nội, con chỉ mong bà nội mách bảo cho bác gái để cho con được sửa xe trên lô đất của hai bác … ở đây đông khách, có nhiều mối hàng, con làm ăn được lắm nội à! …

Bà Tính: (xuống giọng) Tôi hiểu rồi, mẹ đã hiểu rồi! …mẹ không những mẹ để cho cháu Tình ở đây sửa xe, mà còn (Nghĩa hỏi: sao mẹ) mẹ tính luôn cho thằng Tình lô đất này được không ông (ông Hùng đồng ý hai tay luôn). 

Nghĩa: (cầm tờ giấy trắng viết vội) – Mẹ! Mẹ đã đồng ý cho Tình một lô đất vậy mới đúng là tình anh em chứ, mẹ hãy ký vào đây … (bà Tình ký …) – Ba ký luôn nghen ba ! (ông Hùng ký…

Nghĩa: Máu ba chảy, ruột chú Dũng đau em Tình khổ, con cũng chẳng sung sướng gì ! … Hôm nay nhà mình vui quá ! Thôi dọn đồ cúng rồi cả nhà cùng ăn ! …      

(Nhạc vui kết kịch)